
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
KHOA TIẾNG ANH
Ho Chi Minh City University of Education
ENGLISH DEPARTMENT


Chương trình đào tạo
Khoa Tiếng Anh cung cấp 2 chương trình đào tạo đại học chính quy chính thức:
-
Sư Phạm Tiếng Anh
-
Ngôn ngữ Anh: Biên-Phiên Dịch
Sư Phạm Tiếng Anh
Tên chương trình : Sư phạm tiếng Anh
Ngành đào tạo : Sư phạm Tiếng Anh
Teaching English as a Foreign Language
Mã ngành đào tạo : 7140231
Loại hình đào tạo : Chính quy
Tên văn bằng tốt nghiệp:
- Tiếng Việt : Sư phạm Tiếng Anh
- Tiếng Anh : Teaching English as a Foreign Language
(Ban hành kèm theo quyết định số 2737/QĐ-ĐHSP, ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu đào tạo
1.1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, sức khỏe để giảng dạy hiệu quả bộ môn tiếng Anh trong các trường phổ thông trung học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập khu vực và quốc tế.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh:
- Có phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân, phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp phù hợp.
- Có năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin phục vụ cho việc thực hành nghề nghiệp, nghiên cứu, tự đào tạo và tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực ngôn ngữ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo nhằm đáp ứng tốt việc học tập và giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và khoa học giáo dục.
- Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, cũng như năng lực vận dụng các tri thức và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ để không ngừng cập nhật, cải tiến hoạt động học tập và giảng dạy ngôn ngữ.
- Có năng lực nghiệp vụ sư phạm vững vàng để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục, giảng dạy tiếng Anh phổ thông, và tham gia nghiên cứu về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ.
1.2. Chuẩn đầu ra
Mã CĐR (PLO): Chuẩn đầu ra CTĐT
PLO 1: Phẩm chất
>PLO 1.1 Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
>>PLO 1.1.1 Chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
>>PLO 1.1.2 Thể hiện tinh thần trách nhiệm của người công dân toàn cầu, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
>PLO 1.2 Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp
>>PLO 1.2.1 Thể hiện trách nhiệm với nghề giáo và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
>>PLO 1.2.2 Thể hiện tác phong sư phạm.
PLO 2: Năng lực chung
>PLO 2.1 Năng lực tự chủ
>>PLO 2.1.1 Làm việc độc lập trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm và bảo vệ được quan điểm cá nhân.
>>PLO 2.1.2 Tự đánh giá và định hướng được sự phát triển của bản thân, xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của bản thân.
>>PLO 2.1.3 Tự học và đánh giá được kết quả hoạt động tự học.
>PLO 2.2 Năng lực giao tiếp
>>PLO 2.2.1 Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp và trong hoạt động chuyên môn.
>>PLO 2.2.2 Sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp đa phương thức.
>PLO 2.3 Năng lực hợp tác
>>PLO 2.3.1 Tôn trọng sự khác biệt và tìm được sự thống nhất trong các hoạt động hợp tác.
>>PLO 2.3.2 Làm việc nhóm, thành lập và quản lí nhóm hiệu quả trong điều kiện làm việc thay đổi.
>PLO 2.4 Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
>>PLO 2.4.1 Giải quyết được các vấn đề phức tạp.
>>PLO 2.4.2 Phản biện, sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo.
>PLO 2.5 Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
>>PLO 2.5.1 Sử dụng được một ngoại ngữ (ngoại ngữ thứ 2 đối với sinh viên chuyên ngữ) đạt trình độ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Khung trình độ ngôn ngữ châu Âu (CEFR).
>>PLO 2.5.2 Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
PLO 3: Năng lực chuyên môn
>PLO 3.1 Năng lực về ngôn ngữ, việc học ngôn ngữ và nội dung khung chương trình
>>PLO 3.1.1 Thể hiện năng lực của bản thân khi sử dụng ngôn ngữ mà mình giảng dạy ở mức phù hợp theo Khung trình độ ngôn ngữ châu Âu (CEFR) và tìm kiếm cơ hội để cải thiện năng lực ngôn ngữ của mình (Giáo viên bậc THPT ở bậc C1 theo Khung trình độ ngôn ngữ châu Âu (CEFR), tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
>>PLO 3.1.2 Áp dụng những mô tả về các bậc trình độ theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Khung trình độ ngôn ngữ châu Âu (CEFR) ở những trình độ ứng với học sinh của mình, và có khả năng áp dụng những kiến thức đó vào việc giảng dạy.
>>PLO 3.1.3 Áp dụng về các âm trong tiếng Anh, các thành phần cấu tạo từ, nghĩa của từ và trật tự từ trong câu, cũng như cách giảng dạy về hệ thống ngôn ngữ ở bậc Trung học.
>>PLO 3.1.4 Áp dụng kiến thức về cách học ngôn ngữ vào việc học của chính mình và cho công tác dạy học.
>>PLO 3.1.5 Có kiến thức về nền văn hoá của các quốc gia sử dụng tiếng Anh, biết cách vận dụng trong giảng dạy và đối chiếu với văn hoá Việt Nam để hiểu và đồng cảm.
>>PLO 3.1.6 Sử dụng được tài liệu văn học, văn hoá và học thuật bằng tiếng Anh ở những mức độ phù hợp với trình độ học sinh để giảng dạy về ngôn ngữ và kiến thức.
>>PLO 3.1.7 Áp dụng khung chương trình ngoại ngữ quốc gia và có khả năng sử sụng sách giáo khoa, cũng như áp dụng các mục tiêu chung của quốc gia và mục tiêu cụ thể của địa phương trong khi soạn bài.
>PLO 3.2 Năng lực về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
>>PLO 3.2.1 Tổ chức việc học bằng cách sử dụng những chiến lược và các kỹ thuật đa dạng nhằm tích hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho những mục tiêu sát thực cũng như đáp ứng các nhu cầu khác nhau của học sinh.
>>PLO 3.2.2 Thiết kế bài học một cách hiệu quả và thiết kế các bài tập và hoạt động thực hành hướng đến nội dung và hướng tới việc liên kết giữa các kỹ năng, cũng như giúp học sinh học các dạng thức và chức năng của ngôn ngữ.
>>PLO 3.2.3 Tạo môi trường học tập có tính khích lệ và có ý nghĩa với học sinh, cũng như tiến hành giảng dạy theo giáo án và quản lý hoạt động trong lớp để qua đó cung cấp cho học sinh ngữ liệu đầu vào, các cơ hội để trao đổi và thực hiện các tương tác có ý nghĩa.
>>PLO 3.2.4 Sử dụng và điều chỉnh sách giáo khoa phù hợp với công tác giảng dạy, tìm kiếm và điều chỉnh các tài liệu và nguồn học liệu phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh.
>>PLO 3.2.5 Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm khuyến khích học sinh phát triển tính sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện.
>PLO 3.3 Năng lực thực hành giảng dạy và xem xét bối cảnh của việc giảng dạy ngôn ngữ
>>PLO 3.3.1 Có khả năng liên hệ việc học của bản thân và việc học ngôn ngữ của học sinh với các học sinh khác, các lớp học khác, các trường khác cũng như với các vấn đề có liên quan đến bối cảnh giảng dạy ngôn ngữ tại địa phương.
>>PLO 3.3.2 Giáo viên giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy - học ngôn ngữ để điều chỉnh cách dạy và học.
>PLO 3.4 Năng lực nghiên cứu khoa học
>>PLO 3.4.1 Vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.
>>PLO 3.4.2 Viết được đề cương nghiên cứu, tiểu luận và trình bày được báo cáo khoa học.
PLO 4: Năng lực nghề nghiệp
>PLO 4.1 Năng lực phát triển chương trình giáo dục
>>PLO 4.1.1 Vận dụng các lí thuyết giáo dục để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học và phát triển chương trình môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học hiệu quả.
>PLO 4.2 Năng lực xây dựng và thực hành hoạt động giáo dục
>>PLO 4.2.1 Vận dụng các phương pháp giáo dục và phương pháp, kĩ thuật dạy học để triển khai tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế và từng đối tượng người học.
>>PLO 4.2.2 Sử dụng hiệu quả, sáng tạo các phương tiện, thiết bị dạy học.
>PLO 4.3 Năng lực hiểu người học và xây dựng môi trường giáo dục
>>PLO 4.3.1 Phát triển các hoạt động giảng dạy theo hướng khích lệ và phù hợp với học sinh dựa trên quá trình phát triển nhận thức, tình cảm và cách học của học sinh.
>>PLO 4.3.2 Điều chỉnh cách dạy và sửa lỗi một cách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của học sinh dựa trên đặc điểm của quá trình phát triển ngôn ngữ của người học.
>>PLO 4.3.3 Suy ngẫm về giá trị văn hoá và quá trình học tập trước đây của bản thân mình và của học sinh, cũng như ảnh hưởng của những yếu tố trên đối với sở trường của các em trong việc học ngôn ngữ và cách ứng xử trên lớp của học sinh. (3.3.3 cũ)
>>PLO 4.3.4 Phân tích được các biện pháp và tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, tạo động lực học tập cho người học.
>PLO 4.4 Năng lực thể hiện giá trị và thái độ chuyên nghiệp trong việc giảng dạy ngôn ngữ
>>PLO 4.4.1 Giảng dạy tiếng Anh và Ngôn Ngữ theo hướng lấy người học làm trung tâm.
>>PLO 4.4.2 Giảng dạy Ngôn Ngữ gắn với bối cảnh địa phương.
>>PLO 4.4.3 Giảng dạy Ngôn Ngữ thông qua các tác vụ nghề nghiệp có liên quan đến người học.
>>PLO 4.4.4 Nắm bắt những cơ hội bồi dưỡng chuyên môn một cách thường xuyên, đóng góp trao đổi ý kiến trong cộng đồng sư phạm, cải thiện chất lượng giảng dạy tại Việt Nam.
>PLO 4.5 Năng lực đánh giá
>>PLO 4.5.1 Lựa chọn các hình thức đánh giá, xây dựng các đề kiểm tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của học sinh.
>>PLO 4.5.2 Lựa chọn các hình thức đánh giá, xây dựng các đề kiểm tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá định kì kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của học sinh.
>>PLO 4.5.3 Phân tích kết quả đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi cho người học và các bên có liên quan; vận dụng hiệu quả kết quả đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục, dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học.
1.3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các trường THCS& THPT. Có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên môn khác có đòi hỏi về kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng và trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn theo các chuyên ngành: Giảng dạy tiếng Anh, Ngôn ngữ học tiếng Anh và các chuyên ngành liên quan.
1.5. Thời gian đào tạo: 04 năm
1.6. Tổng số tín chỉ toàn khóa học
Tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ, bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng).
1.7. Đối tượng tuyển sinh
Theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.
1.8. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Theo Quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
1.9. Thang điểm
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
1.10. Các chương trình đối sánh/tham khảo
1.10.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
1.10.2. Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh;
1.10.3. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh